Khi lưu thông trên đường, đặc biệt là các khu đô thị lớn, chắc chắn không ít lần bạn bắt gặp một người nước ngoài đi lại cùng một chiếc xe máy cũ. Hãy cùng tìm hiểu xem cách mà những người nước ngoài chọn mua xe máy cũ như thế nào nhé.
Khi đặt chân tới Việt Nam, chắc chắn ấn tượng đầu tiên của người nước ngoài đối với Việt Nam đó là xe máy. Thành phố, nông thôn, vùng cao, đồng bằng, thậm chí là vùng núi cũng thấy xe máy. Họ đã nhận ra rằng một chiếc xe máy cũ giá rẻ, chất lượng tốt sẽ là môt phương tiện đi lại không thể thiếu để có thể có một chuyến khám phá Việt Nam trọn vẹn.
Nhiều người vẫn lầm tưởng người nước ngoài biết gì về xe máy của Việt Nam đâu, mặc sức mà "chặt chém" thôi. Ý nghĩa đó là khá sai lầm nhé, khi đi du lịch ở bất kỳ nơi đâu, người nước ngoài thường tìm hiểu và tính toán rất chi tiết các khoản chi tiêu để có thể tận hưởng một chuyến du lịch trọn vẹn, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Vì vậy, họ đã tự đúc kết và truyền nhau những kinh nghiệm tích lũy về việc mua và sửa xe máy cũ, nếu không muốn thành "gà" mặc cho chúng ta "chặt chém". Thậm chí, "ông, bà Tây" còn truyền nhau những bí kíp mua xe máy cũ giá rẻ nhưng chất lượng.
Người nước ngoài chọn mua xe máy cũ tại Việt Nam như thế nào? Để có thể trang bị những kiến thức cần thiết khi đi mua xe máy cũ tại Việt Nam, "Tây Ba Lô" thường lên các website, cộng đồng, diễn đàn về du lịch, để tìm hiểu thông tin về việc này. Họ còn đặt ra những câu hỏi và nhận được rất nhiều lời chia sẻ từ những người đi trước. Wiki how, một kênh chia sẻ kiến thức lớn nhất hiện nay tại Mỷ, nơi mà những ông bà Tây có thể tìm hiểu những thông tin cần thiết khi du lịch tại Việt Nam.
Qua một thời gian tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy được, ông bà Tây dựa theo 12 tiêu chí sau đây để có thể lựa chọn mua một chiếc xe máy cũ giá rẻ và chất lượng:
1. Theo luật Việt Nam thì những dòng xe máy từ 50cc trở lên khi lưu thông trên đường phố thì cần phải có giấy phép lái xe, giấy tờ xe, bảo hiểm,..... Chính vì vậy,Tây ba lo họ thường chọn những dòng xe dưới 50 phân khối, để tránh bị cảnh sát giao thông hỏi thăm.
2. Tìm hiểu thông tin mua bán xe máy cho người nước ngoài trước khi đi mua. Craigslist và Travelswop là 2 website nổi tiếng mà người nước ngoài thường vào đây để tìm hiểu thông tin về việc mua bán xe máy cũ. Đây là nơi mà nhiều người nước ngoài bán lại xe sau khi hoàn tất chuyến du lịch tại Việt Nam.
Người nước ngoài sẽ tìm hiểu kĩ các thông tin về thị trường mày cũ tại Việt Nam
để tránh mua nhằm xe dỏm, kém chất lượng. 3. Tính toán ngân sách cho việc mua xe máy cũ. Thường thì những người nước ngoài sẽ chỉ bỏ ra khoản 300 - 1000 USD để mua một chiếc xe máy cũ. Thậm chỉ họ còn khá tinh tế khi thêm một chút hoa hồng cho những người thợ giúp kiểm tra xe.
4. Họ thường dẫn theo người quen hiểu biết để xem giúp vì họ biết rằng xe máy cũ tại các chợ, cửa hàng sẽ không đảm bảo được an toàn. Sau khi mua, họ thường bỏ thêm chút chi phí cho việc sửa chữa và thay thế một số linh kiện, phụ tùng quá cũ
5. Nên nhìn tổng quát chiếc xe trước khi mua, có sạch sẽ không, các bộ phận có rỉ sét gì không, các chi tiết sơn có màu đồng đều hay không, thậm chí họ còn không ngần ngại chất vấn chủ xe.
Kiểm tra các nơi rỉ sét đáng ngờ trên xe. 6. Kiểm tra khung xe, thắng xe.
7. Kiểm tra kỹ lốp xe, kiểm tra độ mòn bề mặt lốp hoặc các vết nứt cạnh.
8. Kiểm tra các thiết bị điện tử bằng cách thử hoạt động của chúng như xem đèn, xi-nhan, đèn phanh, còi... Dùng tay đo vầng sáng trên tay chiếu từ đèn pha, ở khoảng cách xa và giảm dần. Một chiếc đèn tốt thì quầng sáng phải sắc nét khi rọi gần.
9. Với xe dùng nan hoa, kiểm tra bằng cách nén xe xuống với các lực khác nhau và xem có tiếng động nào lạ không. Nếu không có hiện tượng hay phản xạ gì xảy ra ở các chân nan hoa thì có thể yên tâm.
10. Kiểm tra xem bánh răng, vòng bi hoạt động tốt hay không bằng cách dùng tay quay trục bánh phía sau, nghe ngóng tiếng động lạ. Dựng chân chống giữa và vận hành ở mức ga ổn định xem tốc độ vòng quay, trục và xích có ổn định hay không? Kiểm tra độ ổn của trục bánh sau bằng cách dùng 2 tay kéo về phía sau và đẩy ngược lên phía trước. Nên kiểm tra cả 2 bánh. Kiểm tra siết ốc tay lái, lắc qua lắc lại
Kiểm tra tỉ mỉ từng chi tiết dù là nhỏ nhất. 11. Sau khi đã ổn định với chiếc xe mới mua, bạn cũng nên nắm được chi phí sửa chữa xe thường có mức giá như sau:
- Thay săm lốp trước: 120.000 đồng
- Thay săm lốp sau: 150.000 đồng
- Thay dầu: 80.000 đồng
- Sửa hệ thống dây điện đèn: 20.000 đồng
- Thay vòng bi bánh xe: 50.000 đồng/bánh
- Thay mặt đồng hồ: 30.000 đồng
- Rửa chế và lọc gió: 70.000 đồng
12. Cuối cùng là kiểm tra cẩn thận giấy tờ xe và hợp đồng mua xe.